Cách làm giò lụa không có lá chuối
Cách làm giò lụa không có lá chuối, 33807, Mãnh Nhi, Thế Giới Công Sở
, 19/06/2020 14:03:25Một vài lưu ý khi làm chả lụa:
Thịt heo đủ tiêu chuẩn làm chả lụa phải là thịt heo tươi, thịt không quá nạc, quá mỡ hay không được có quá nhiều gân. Bạn không nên chọn loại thịt quá nạc, sẽ khiến chả lụa bị khô hay quá mỡ giò sẽ ướt, khó kết dính. Phần thịt ngon nhất khi làm chả lụa là phần mông hoặc phần vai. Nếu là phần thịt từ mông heo thì bạn chỉ cần bỏ đi phần da (bì) còn đối với phần thịt vai thì khi xay bạn cần cho thêm mỡ để chả lụa làm ra được mịn và dai.
Một trong những thành phần cũng không kém phần quan trọng, quyết định đến hương vị của chả lụa là nước mắm. Nước mắm dùng để làm giò phải là nước mắm ngon, có độ đạm cao. Như vậy mới làm dậy được lên hương vị đặc trưng của món ăn làm từ thịt được xay ướp một cách đầy công phu.
Trong quá trình xay, phải hoàn toàn chú ý đến vấn đề nhiệt độ của thịt. Nên làm lạnh thịt rồi mới đem xay, điều này hạn chế được việc thịt bị nóng lên trong suốt quá trình xay. Nguyên nhân có thể do hoạt động liên tục nên motor của máy bị nóng hay do những nguyên liệu có tính nóng như tỏi, tiêu,… Ngoài ra, trong quá trình xay, bạn cũng có thể cho thêm một vài thìa nước đá lạnh để tránh việc giò bị chín tái trong lúc xay.
Bạn có thể hấp hoặc luộc giò. Tuy nhiên, sử dụng cách hấp giò sẽ hạn chế được việc giò bị ngấm nước và đảm bảo giữ được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong chả lụa.
>> Chia sẻ hữu ích: Tìm mua phụ gia thực phẩm Sodium Tripolyphosphate (STPP) chất lượng. Xem so sánh giá Sodium Tripolyphosphate từ nhiều người bán uy tín trên MXH MuaBanNhanh
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 500gr thịt (ngon nhất là nạc dăm có lẫn cả thịt và mỡ)
- 100gr mỡ15g nước mắm10gr đường
- 3gr bột ngọt
- Một ít tiêu
- 2gr bột nở
- 10gr bột bắp/ bột năng
Cách làm:
Thịt mua về đem đi rửa sạch, lau khô rồi thái mỏng hoặc băm nhỏ. Bạn cũng có thể nhờ người bán xay qua 1 lần, xay chung với mỡ.
Sau đó, cho thịt vào túi, dàn mỏng và bỏ vào tủ lạnh. Thịt được trải càng mỏng thì thời gian thịt cứng lại sẽ nhanh hơn. Đợi khoảng 3 tiếng, cho thịt thật lạnh nhưng không được để thịt bị đông đá.
Sau thời gian chờ, lấy thịt ra để 1 lúc cho thịt mềm. Thịt lúc này có thể bẻ được từng miếng hay có thể dùng dao cắt được dễ dàng thì cho vào máy xay. Trong quá trình xay, nếu thịt bị dính, rít dao xay thì bạn có thể bỏ từ 1 – 2 thìa nước đá lạnh và bấm nút xay cho máy hoạt động tiếp. Xay xong lấy thịt ra một tô lớn.
Cho bột năng, đường, nước mắm, bột ngọt và tiêu vào tô thịt xay, trộn đều cho toàn bộ nguyên liệu được hòa quyện với nhau. Tiếp theo cho nốt phần bột nở còn lại vào và trộn đều. Bạn cũng có thể hòa phần bột kể trên với một ít nước để có thể dễ dàng trộn vào thịt hơn.
Sau khi trộn đều tất cả các nguyên liệu với thịt, tiếp tục cho thịt vào bịch, dàn đều thành lớp mỏng rồi cho vào ngăn đá. Để thịt đông trong khoảng 1 tiếng.
Sau 1 tiếng, đem thịt ra xay lần 2. Lấy thịt đã xay lần 2 tiếp tục bỏ vào bịch, dàn mỏng rồi cho vào ngăn đá, để khoảng 30 phút.
Sau đó lại lấy thịt ra và xay lần 3. Cũng xay tương tự như lần 2, nhưng lần này bạn nên xay kỹ hơn để đảm bảo thịt hoàn toàn nhuyễn, mịn và không còn miếng.
Tiếp đến là công đoạn gói chả lụa. Cách này được sử dụng trong trường hợp bạn không có lá chuối để gói giò. Sử dụng màng bọc thực phẩm, giấy nến hay giấy bạc đều được. Những bạn nào có lá chuối mà chưa biết cách gói thì có thể tham khảo ở bài viết này.
Đầu tiên, bạn trải miếng giấy dùng để gói giò ra một nền phẳng. Dùng cọ quét một lớp dầu ăn mỏng ở giữa miếng giấy gói. Cho phần thịt đã xay nhuyễn lên trên, gấp 2 mép của miếng giấy gói lại với nhau. Nhẹ nhàng nắn hoặc lăn đều cho cục giò được tròn trịa. Sau đó vặn xoắn, ép hai đầu của cây giò thành hình khối trụ đứng rồi cuộn tròn lại. Nếu cảm thấy đòn chả chưa được chặt, bạn có thể bọc bên ngoài 1 lớp giấy bạc để đòn chả thành hình dễ dàng hơn.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một cái lon rỗng để gói chả lụa. Lấy 1 cái lon rỗng, khoét 2 đầu của lon. Sau đó, bạn trải một lớp màng bọc bên trong ống lon. Cho giò đã xay, quết vào trong và dùng lực nén giò lại, xoắn 2 đầu lại để cố định giò. Xong! Giờ bạn đã có một cây giò với hình dáng đạt chuẩn 1 cách dễ dàng phải không nào!
Bạn phải bọc kín hoàn toàn cây giò tránh cho không khí bên ngoài xâm nhập vào. Sau đó bỏ vào tủ lạnh khoảng 2 tiếng. Mục đích của bước này là để cho giò được cứng lại và giữ được hình dạng ban đầu.
Đun sôi nước với lửa to. Khi nước bắt đầu sôi, bạn hạ lửa xuống mức thấp nhất. Ở bước này, bạn có thể luộc hoặc hấp giò. Tuy nhiên lời khuyên ở đây là bạn nên hấp giò bằng hơi nước, giò sẽ giữ được trọn vẹn vị ngon, ngọt và chất dinh dưỡng. Cho giò đã gói vào khay hấp và đóng nắp lại. Thông thường, chả lụa sẽ chín sau 30 – 45 phút trong nước sôi liên tục kể từ khi bỏ vào hấp.
Trong qua trình hấp, để biết chả lụa đã chín hay chưa, bạn có thể sử dụng một cây tăm nhỏ chọc vào khoanh giò. Nếu khi rút ra tăm còn dính thịt hoặc có nước tiết ra tức là giò chưa chín, cần được hấp thêm. Hay một kinh nghiệm để biết giò chín hay chưa là khi ném giò xuống đất mà nảy như quả bóng có nghĩa là giò đã chín.
Sau khi hấp giò xong, bạn hãy tắt bếp và để nguyên trong nồi hấp từ 10 – 15 phút nữa để đảm bảo chả được chín hoàn toàn và chả lụa sẽ không bị co lại nhiều, mềm hơn. Vớt chả lụa ra và để ráo. Tuyệt đối không vớt chả lụa ra rồi cho ngay vào nước lạnh. Điều này không có tác dụng giúp chả lụa săn chắc hơn mà ngược lại, nó còn khiến cho nước ngấm vào chả lụa, khiến cây chả bị thâm và bở.
>> Tìm hiểu thêm: Cách làm giò lụa ngon giòn dai
Tới đây là bạn đã hoàn thành món chả lụa thơm ngon, đảm bảo chất lượng cho gia đình mình rồi. Bây giờ chỉ còn cắt ra và thưởng thức thành quả thôi nào! Với công thức này, bạn hoàn toàn có thể tự tin làm được những cây chả lụa mà không gặp phải bất cứ khó khăn gì. Chúc bạn và gia đình có những bữa ăn ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng từ những cây chả lụa do chính mình làm ra.
>> Cây mác mật là một loại cây gia vị thơm ngon của người đồng bào Tây Bắc, loại cây này có khả năng làm tăng vị ngọt và độ bùi của thịt heo, gà vịt… và sử dụng chúng chế biến thành những món ăn hấp dẫn, đặc trưng. Và đây còn là một loại cây thảo dược với nhiều công dụng như: bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, lợi mật, kích thích tiêu hóa, kháng viêm,... Với những công dụng đó thì bạn nên mua ngay giống cây này về trồng.
Mua bán cây mác mật giống, nhà vườn bán cây mác mật TPHCM, Hà Nội, cây mác mật Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Quảng Ninh trên MuaBanNhanh ✅ cây móc mật. Xem ngay tại: Cây mác mật
Chủ đề Cây mác mật trên MuaBanNhanh:
- Nhà vườn ươm cây mác mật giống tư vấn kỹ thuật trồng cây mác mật
- Cây mác mật trồng ở đâu? - cây mắc mật trưởng thành, cây con mắc mật
Xem thêm:
>> Cách làm chả lụa truyền thống
>> Cách làm giò lụa không dùng bột
>> Cách làm giò lụa bằng máy xay thịt
>> Cách làm giò lụa bằng máy xay sinh tố
>> Cách làm giò lụa không dùng bột nở
Cách làm giò lụa không có lá chuối Có thể bạn chưa biết
Các bài viết liên quan đến Cách làm giò lụa không có lá chuối, Có thể bạn chưa biết
- 25/10/2018 Để biết đàn ông giàu hay nghèo hãy dựa vào 5 tiêu chí sau! 1095
- 10/09/2018 Cách đặt bàn thờ thần tài theo tuổi 1303
- 26/01/2016 Một số lưu ý khi chọn thực phẩm chay 1378
- 08/02/2017 Những điểm cần quan tâm khi lựa chọn quà tặng tân gia 1021
- 15/11/2017 Độ dày bạt hiflex 1530
- 28/01/2016 Những vấn đề cần hỏi về mua xe ôtô cũ giá rẻ 1579